Bộ môn Thông tin Vô tuyến

0
3588

Giới thiệu về Bộ môn:

Địa chỉ: Phòng 204 nhà G2, trường Đại học Công nghệ, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: bmttvt_uet@vnu.edu.vn

Bộ môn Thông tin Vô tuyến được thành lập vào những năm 2005 bởi GS.TSKH. Phan Anh, có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành cho ngành Điện tử – Viễn thông, lĩnh vực đóng góp lớn cho sự phát triển của viễn thông. Các môn học tham gia giảng dạy: Kỹ thuật Điện từ, Kỹ thuật Anten, Kỹ thuật Cao tần, Truyền thông Vệ tinh, Tín hiệu và hệ thống, Xác suất thống kê/Toán trong Công nghệ, Truyền thông, Xử lý tín hiệu số, IoT và ứng dụng, Các Nguyên lý Truyền thông, Truyền thông Số và Mã hóa, Kỹ thuật xử lý và truyền thông Đa phương tiện, Xử lý ảnh và Thị giác Robot, Truyền thông vô tuyến, Thông tin di động. Bộ môn với nhiệm vụ đối mặt với sự đa dạng và gia tăng nhanh chóng của lưu lượng dữ liệu trong các hệ thống truyền thông không dây, giúp đào tạo sinh viên có khả năng làm chủ các kỹ thuật xử lý tín hiệu và truyền dữ liệu cho các thiết bị truyền thông thế hệ mới. Đây là một lĩnh vực kỹ thuật cao bao gồm nhiều khía cạnh về các phương thức phát và thu thông tin qua môi trường không dây. Ví dụ như việc nghiên cứu các hiệu ứng và mô hình kênh truyền thông; thiết kế và tối ưu các kỹ thuật truyền tin có hiệu năng cao trong các môi trường không dây, các phương pháp thiết kế và tối ưu ăng-ten cùng với các kỹ thuật đa ăng-ten, kỹ thuật mã hóa kiểm soát lỗi phù hợp với các kênh không dây, kỹ thuật đa truy cập, nâng cao tính di động và quản lý tài nguyên hệ thống. Ngoài ra, song song với sự phát triển của các kỹ thuật thu phát, các chủ đề liên quan tới ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng như triển khai xử lý và truyền thông đa phương tiện trong các hệ thống không dây cũng là các hướng đi không thể thiếu của Bộ môn.

                                                                                                                          Một số kỹ thuật liên quan

Có thể kể tên một số chương trình và định hướng nghiên cứu của Bộ môn bao gồm:

  1. Hệ thống truyền thông vô tuyến, các kỹ thuật mã hóa nguồn/mã hóa đa phương tiện, mã hóa kênh và xử lý tín hiệu đa phương tiện nâng cao dùng AI, DL, ML để ứng dụng cho Hệ thống/Mạng truyền thông tiên tiến.
  2. Thiết kế, chế tạo Anten.
  3. Truyền thông ánh sáng nhìn thấy VLC đáp ứng chuẩn 5G/6G.
  4. Giao thức truyền thông dùng cho xử lý dữ liệu và truyền thông mạng Internet (TCP/IP), Wifi, IoTs, Audio/Video streaming.
  5. Truyền thông UAV chuẩn 5G/6G.
  6. Truyền thông dưới nước, thủy âm.

Các nghiên cứu của Bộ môn được tài trợ và hỗ trợ từ Khoa, Trường, với sự tham gia đồng hành tích cực của các doanh nghiệp như Viettel, Samsung, VNPT … Ngoài ra, Bộ môn có sự hợp tác với nhiều trường đại học trong và ngoài nước như Đại học Công Nghệ Sydney, Đại học Paris-Saclay, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn thông.

Đồng thời, Bộ môn có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc, đa dạng về nhiều lĩnh vực truyền thông rộng lớn, tất cả đều liên quan đến Truyền thông vô tuyến ở một mức độ nào đó. Sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực này có cơ hội việc làm tốt tại các doanh nghiệp về viễn thông, được tiếp xúc với nhiều khóa học sau đại học và nghiên cứu nâng cao tại Trường ĐH Công nghệ cũng như các Trường đại học, viện danh tiếng trong và ngoài nước; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo và đăng các công bố trên các hội nghị và tạp chí uy tín trong ngành.

Cán bộ của Bộ môn:

  1. TS. Đinh Triều Dương – Chủ nhiệm Bộ môn
  2. TS. Trần Cao Quyền
  3. TS. Trần Thị Thúy Quỳnh
  4. TS. Lê Trần Mạnh
  5. TS. Nguyễn Minh Trần
  6. TS. Nguyễn Tiến Đạt

Một số hình ảnh đáng chú ý:

Một số cán bộ của Bộ môn
Các Thầy/Cô trong buổi hướng dẫn SV thực hành tại Bộ môn
Giảng dạy thực hành môn Truyền thông số chương trình đào tạo Thạc Sĩ chuyên ngành Kỹ Thuật Truyền Thông Và Dữ Liệu (liên kết đào tạo giữa Trường Đại Học Công Nghệ, ĐHQGHN Và Đại Học Paris-Saclay, Cộng Hòa Pháp)
Học viên cao học của Bộ môn trong lễ bảo vệ
Sinh viên trình bày nghiên cứu khoa học

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here