Lê Trần Mạnh

0
476
TS. Lê Trần Mạnh
Email: manhlt@vnu.edu.vn 
Office: Room 204 – G2 Building

I, Giới thiệu

Tốt nghiệp Ngành Điện tử Truyền thông tại HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2015, tốt nghiệp tiến sĩ tại trường Đại học Ulsan,
Hàn Quốc, năm 2022. TS. Mạnh có kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu tại Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel và Tổng Công Ty Mạng Lưới
Viettel Networks từ năm 2015-2016. TS. Mạnh công tác tại Trường Đại học Công nghệ từ năm 2022 đến nay.

II, Các môn học giảng dạy:

  • Các Nguyên lý Truyền thông.
  • Truyền thông Số và Mã hóa.
  • Tín hiệu và Hệ thống.

III,  Hướng nghiên cứu:

1, Truyền thông sử dụng ánh sáng nhìn thấy.

Truyền thông ánh sáng nhìn thấy (VLC) được xem như một giải pháp mới để cung cấp các dịch vụ truyền thông trong nhà trong tương lai, sử dụng dải phổ từ 380 đến 780nm để truyền thông tin. Các nguồn sáng được sử dụng trong VLC dựa trên các thiết bị LED, OLED và PLED. Đặc
điểm chính của các thiết bị này là khả năng chuyển mạch ở tốc độ cao; nhờ có việc điều chỉnh nguồn sáng để gửi dữ liệu bằng cách sử dụng ánh sáng làm phương tiện truyền dẫn tại các khu vực nhất định được chiếu sáng. VLC có một số lợi thế khi so sánh với truyền thông không dây tần số vô tuyến (RF) như VLC sử dụng miễn phí phổ khả kiến, tăng tính bảo mật trong liên lạc, băng thông quang lớn hơn (gần 300THz) so với phổ RF có sẵn (gần 300 GHz) và không có nhiễu điện từ. Bên cạnh những ưu điểm này, công nghệ này còn gây được sự chú ý do nhu cầu cao về dịch vụ dữ liệu di động ở các trung tâm đô thị hay thành phố lớn, dẫn đến bão hòa và thiếu hụt phổ tần số vô tuyến.

2, Các kỹ thuật điều chế nâng cao cho các hệ thống truyền thông thế hệ mới.

Trong bối cảnh phát triển của thông tin di động hiện nay, điều chế đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình độ hiệu quả và khả năng của hệ thống truyền thông. Các kỹ thuật điều chế là nền tảng trong việc mã hóa thông tin thành tín hiệu sóng mang để truyền qua không gian tự do. Tầm quan trọng của điều chế trong nằm ở khả năng cho phép truyền với tốc độ dữ liệu cao hơn, tăng hiệu suất phổ và độ tin cậy được cải thiện, tất cả đều cần thiết để hỗ trợ nhiều ứng dụng đa dạng cho mạng di động tiên tiến hiện nay, như việc truyền phát video độ phân giải cực cao, thực tế ảo tăng cường, phương tiện tự hành và triển khai Internet of Things (IoT) quy mô lớn.

3, Các thuật toán tối ưu và phân bổ tài nguyên mạng cho các hệ thống truyền thông vô tuyến.

Trong các hệ thống truyền thông thế hệ tiếp theo như 5G và 6G, các thuật toán đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo truyền dữ liệu, quản lý mạng và phân bổ tài nguyên hiệu quả, điển hình là việc sử dụng băng thông, công suất và các tài nguyên mạng khác. Cụ thể hơn, điều này bao gồm việc xác định cách phân chia băng thông, công suất giữa các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ khác nhau để đảm bảo rằng mọi người dùng đều có khả năng truy cập tốt nhất vào tài nguyên mạng. Do vậy, các thuật toán từ đơn giản đến phức tạp được thiết kế dựa trên các bài toán này để tối ưu hóa hiệu suất người dùng trong thời gian thực, đảm bảo khả năng thích ứng tối đa với nhiều điều kiện mạng luôn thay đổi.

Một số hướng nghiên cứu khác: Các kỹ thuật truyền thông trong hệ thống Truyền thông quang trong không gian tự do (FSO), đa truy nhập phi trực giao (NOMA).

IV, Công bố

Journal

[1] M. Le-Tran and S. Kim, “Performance analysis of multi-hop underwater wireless optical communication systems over exponential-generalized gamma turbulence channels,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, vol. 73, no. 3, pp. 1–1, Dec. 2022.
[2] M. Le-Tran, T.-H. Vu, and S. Kim, “Performance analysis of optical backhauled cooperative noma visible light communication,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, vol. 70, no. 12, pp. 12932–12945, Dec. 2021.
[3] M. L. Tran and S. Kim, “Orientation-induced link-blocked receiver for MIMO visible light communication,” Opt. Express, vol. 28, no. 8, pp. 12157–12173, Apr. 2020.
[4] M. Le-Tran and S. Kim, “Deep learning-based collaborative constellation design for visible light communication,” IEEE Commun. Lett., vol. 24, no. 11, pp. 2522–2526, Nov. 2020.
[5] M. Le-Tran and S. Kim, “Superposed constellation design for spatial multiplexing visible light communication systems,” Opt. Express, vol. 28, no. 25, p. 38293, Dec. 2020.

Conference

[1] M. Le-Tran and S. Kim. Improved GLIM in multiple-input multiple-output OFDM VLC. In: Proceedings of 2018 Frontiers in Intelligent Computing: Theory and Applications , Dec. 2018. Danang, Vietnam.
[2] M. Le-Tran and S. Kim. Multilayer collaborative constellation for MIMO visible light communication. In Proceedings of 2019 International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC) , Oct. 2019, pp. 278–281. Hanoi, Vietnam.
[3] M. Le-Tran and S. Kim. Generalized LED index modulation with simplified maximum a posteriori detection and improved LED mapping for MIMO visible light communication. In Proceedings of 3rd International Conference and Exhibition on Visible Light Communications (ICEVLC) , Mar. 2019. Seoul, Korea.