Trần Cao Quyền

0
2951
TS. Trần Cao Quyền
Office: 204, G2 Building
Email: quyentc@vnu.edu.vn

I, Giới thiệu

Tốt nghiệp Ngành Điện tử-Viễn thông tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1999, hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) năm 2001, tốt nghiệp tiến sĩ tại trường Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2012. Có kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Điện tử-Viễn thông từ 2003-2013, Khoa Điện tử-Viễn thông từ năm 2013-nay.

II, Giảng dạy

  1. Kỹ thuật Điện từ
  2. Kỹ thuật Anten
  3. Kỹ thuật Cao tần
  4. Truyền thông Vệ tinh

III, Hướng nghiên cứu

1, Kỹ thuật Anten và Truyền sóng

Ngày nay với cuộc cách mạng phát triển các thiết bị không người lái cả trên không và dưới nước, đó là các UAV và USV đặt ra thách thức cho cả quá trình thiết kế anten, truyền sóng và truyền tin do các dạng UAV, USV rất đa dạng khác nhau về trần bay, về tầm bay.

Một loạt các yêu cầu kéo theo bài toán thiết kế anten, truyền sóng và truyền tin cho các UAV, USV được đặt ra và yêu cầu được giải quyết về mặt kỹ thuật. Các anten yêu cầu có khả năng quét búp sóng trong không gian, góc phương vị rộng, góc tà hẹp, tăng ích lớn.

Trong không gian tự do, sóng phải truyền tốt trong tầng bình lưu bao gồm cả khúc xạ và tán xạ. Trong nước biển, sóng truyền trong ống dẫn sóng Pekeris giới nội bởi mặt biển và đáy biển. Sóng âm cũng chịu các ảnh hưởng tia đa đường ngoài ra có hấp thụ và ảnh hưởng của tạp âm nền.

2, Mã hóa kênh tin

C.E. Shannon đã phát biểu rõ và như kim chỉ nam cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực viễn thông đó là định lý về mã kênh. Theo đó luôn tồn tại một mã kênh sao cho việc truyền tin được tin cậy và không lỗi khi tốc độ dữ liệu bằng hoặc nhỏ hơn dung năng kênh tin. Tuy Shannon đã chỉ ra điều quan trọng này nhưng không có một quy luật nào tường minh để xây dựng mã kênh.

Đến nay loài người đã phát triển mạng viễn thông từ 2G, 3G, 4G, 5G và đang tiến tới 6G. Theo đó lịch sử mã kênh lâu đời và cũng rất phong phú có thể kể đến như các mã khối Hamming, mã chập, mã khối vòng, mã Turbo là chuẩn cho 4G, mã LDPC, polar là chuẩn cho 5G.

Việt nam hiện nay đã có 2 nhà mạng lớn là Viettel và VNPT sắp triển khai 5G, cùng với đó các công ty nhỏ và vừa cũng tham gia vào quá trình xây dựng mạng lưới như các nhà thầu con (sub-constract), yêu cầu lớn về các kỹ sư viễn thông am hiểu về mã kênh nói riêng và các chuẩn 5G nói chung. Hướng nghiên cứu mã kênh không chỉ áp dụng cho các chuẩn 4G, 5G hay 6G mà còn cho các kênh tin cứu hộ, kênh hiểm nguy, kênh UAV, USV và rất nhiều loại hình thông tin khác.

IV, Công bố

1. A design of a high‐resolution frequency modulated continuous wave radar for drone detection based on spurious phase noise and discrete clutter reduction

T Vu Hop, T Cao Quyen, N Van Loi (2023)

IET Radar, Sonar & Navigation

2. RIEMANNIAN MATCHED FIELD PROCESSING

TC Quyen, Monograph (2022)

Akustika 44, 1-26

3. Underwater source localization using cylindrical hydrophone array and Riemannian matched field processing

tran cao quyen (2021)

AKUSTIKA 42, 7-13

4. Phased antenna arrays toward 5G

TC Quyen. Chapter (2020)

Advanced Radio Frequency Antennas for Modern Communication and Medical Systems

V, Đề tài tham gia

QG.17.40, “Thiết kế và chế tạo Modem thuỷ âm điều chế OFDM”, đã kết thúc.