Bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính

0
12145

Giới thiệu về Bộ môn:

Ra đời sớm từ những năm đầu thành lập Khoa Điện tử – Viễn thông, Bộ môn Điện tử và kỹ thuật máy tính trở thành một trong những Bộ môn quan trọng chủ chốt của Khoa Điện tử – Viễn thông, tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chương trình và giảng dạy các học phần của chuyên ngành Kỹ thuật máy tính. Các nhiệm vụ quan trọng của Bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính bao gồm:

  • Giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành thuộc các bậc Đại học và Sau Đại học (Cao học và Nghiên cứu sinh).
  • Tham gia  các hoạt động nghiên cứu Khoa học cơ bản và Công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ khoa học các cấp (cơ sở, cấp bộ, nhà nước, nghị định thư…) trong lĩnh vực liên quan tới Điện tử và Kỹ thuật máy tính.
  • Hợp tác nghiên cứu và phát triển về mặt chuyên môn với các trường đại học, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động liên quan tới lĩnh vực Điện tử và Kỹ thuật máy tính.
  • Kết nối và thúc đẩy hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới lĩnh vực Điện tử và Kỹ thuật máy tính nhằm hỗ trợ hoạt động và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Hoạt động giảng dạy của bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính

Chương trình học của ngành Kỹ thuật máy tính do bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính vận hành bao gồm 41 tín chỉ theo khối kiến thức cơ sở ngành, 62 tín chỉ theo khối kiến thức ngành cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhiều mảng như: Điện tử tương tự, điện tử số, lập trình hệ thống, kiến trúc máy tính, lập trình ngôn ngữ mô tả phần cưng VHDL, vi xử lý, mạng truyền dữ liệu…

Các nội dung được giảng dạy bởi bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính

Cán bộ của bộ môn và hoạt động nghiên cứu

Các cán bộ của bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính bao gồm các Giảng viên có chuyên môn cao:

  1. TS. Hoàng Gia Hưng – Chủ nhiệm Bộ môn
  2. TS. Phạm Đức Quang
  3. TS. Mai Linh
  4. TS. Phạm Duy Hưng
  5. TS. Nguyễn Văn Thắng – Phó Trưởng phòng HCQT
  6. ThS. Phạm Đình Tuân
  7. KS. Dương Minh Ngọc
  8. KS. Nguyễn Văn Long
  9. KS. Trần Ngọc Vinh

Các hướng nghiên cứu của bộ môn bao gồm:

STT

Hướng nghiên cứu

Cán bộ phụ trách

1

Máy tính quang học và lượng tử

TS. Phạm Đức Quang

KS. Trần Ngọc Vinh

ThS. Phạm Đình Tuân

2

Thiết kế vi mạch và chất bán dẫn tương tự

TS. Mai Linh

TS. Nguyễn Văn Thắng

3

Xử lý thông tin quang (xử lý hình ảnh, truyền dẫn thông tin, hiển thị và ghi nhận thông tin 3D, đo đạc chính xác …)

TS. Phạm Đức Quang

KS. Trần Ngọc Vinh

KS. Dương Minh Ngọc

ThS. Phạm Đình Tuân

4

Tracking và tính toán xác xuất vị trí đối tượng, đa đối tượng

TS. Hoàng Gia Hưng

KS. Dương Minh Ngọc

5

Thiết kế vi mạch và vi xử lý số

TS. Nguyễn Kiêm Hùng

TS. Phạm Đức Quang

KS. Trần Ngọc Vinh

ThS. Phạm Đình Tuân

6

Chip design & ứng dụng IoT

TS. Nguyễn Kiêm Hùng

TS. Phạm Đức Quang

KS. Trần Ngọc Vinh

ThS. Phạm Đình Tuân

7

Thiết kế Anten và các hệ thống thu phát sóng radio

TS. Mai Linh

8

Điều khiển robot, robot bầy đàn, định tuyến cho Robot

TS. Phạm Duy Hưng

Hợp tác nghiên cứu quốc tế

Hiện nay các cán bộ của bộ môn ĐT&KTMT đã và đang phối hợp nghiên cứu với các trường đại học, các phòng thí nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Một số đơn vị có hợp tác nghiên cứu với Bộ môn ĐT&KTMT

Slide giới thiệu bộ môn: Student_orientation_2022_BM DT&KTMTM


Giới thiệu về Ngành Kỹ thuật Máy tính

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là một ngành đặc biệt, được kết hợp kiến thức của các lĩnh vực Điện tử và Khoa học máy tinh, Công nghệ thông tin. Ngành Kỹ thuật máy tính nghiên cứu, đưa ra các nguyên tắc và phương pháp để xây dựng, phát triển hệ thống phần cứng cũng như phần mềm, nhằm phục vụ cho hoạt động của các hệ thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thiết kế vi xử lý, vi mạch tích hợp, mạch điện tử, hệ thống điều khiển trong tự động hoá, các thiết bị IoT, máy tính cá nhân, siêu máy tính…. Đặc biệt, việc tạo ra các hệ thống nhúng dành cho phần lớn các thiết bị điện tử như điện thoại di động, các bộ điều khiển trong máy móc, ô tô và robot công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực này.

Giới thiệu về ngành Kỹ thuật Máy tính

Tương lại cho các sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính đang được xác định là một trong những ngành ưu tiên phát triển hàng đầu của nước ta, điều này được thể hiện qua việc áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và việc triển khai dự án sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam. Các cuộc khảo sát đã cho thấy sự khan hiếm về nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong khoảng thời gian 10 năm tới.  Thống kê hàng năm cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính của Khoa Điện tử Viễn thông – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN có tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành lên tới hơn 90%. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau đây:

  • Lập trình viên: Thực hiện các công việc phát triển hệ thống và phần mềm nhúng trên thiết bị di động, vi xử lý và nhiều nền tảng khác nhằm tạo ra các ứng dụng, trò chơi và phần mềm hệ thống. 
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, mạch điện – điện tử, chip: Thiết kế các mạch điện tử, vi mạch và chip, đóng góp vào sự phát triển sản phẩm điện tử từ các thiết bị tiêu dùng đến thiết bị công nghiệp phức tạp. 
  • Kỹ sư lắp đặt, xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống máy tính: Trách nhiệm của bạn là đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động một cách hiệu quả và liên tục. Các vị trí này có thể tập trung vào quản lý hạ tầng mạng, bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu. 
  • Kỹ sư kiểm thử ứng dụng và phần mềm nhúng: Việc kiểm thử và đảm bảo chất lượng ứng dụng, phần mềm nhúng ngày càng trở nên càng quan trọng. Các chuyên gia kiểm thử sẽ đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động một cách đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu thiết kế. 
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống: Thiết kế, bảo trì các hệ thống điều khiển của các hệ thống tự động hóa trong các dây truyền công nghiêp, nhà máy sản xuất, các hệ thống IoT…
  • Giảng dạy và nghiên cứu: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu về Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính. Các chuyên gia Kỹ thuật máy tính có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu và đào tạo thế hệ trẻ về công nghệ, máy tính. 

Các sinh viên tốt nghiệp Ngành kỹ thuật máy tính ngay từ khi còn học tập tại Trường cho tới khi tốt nghiệp và đi làm việc đã có điều kiện tiếp xúc, thực tập và làm việc việc trong các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu của cả nước và trên thế giới, vốn là các đối tác tin cậy lâu năm của nhà Trường ĐHCN và Khoa ĐTVT, có thể kể tới như: Viettel, VNPT, Samsung, TSMC, Synopsys, Cadence, Qorvo, Bosch, … Cơ hội việc làm phong phú, thu nhập cao và tiềm năng phát triển lâu dài mà ngành Kỹ thuật máy tính có thể mang lại là tiền đề tốt để các bạn học sinh, sinh viên nên xem xét lựa chọn Khoa Điện tử Viễn thông – ĐH công nghệ – ĐHQGHN là khởi đầu cho tương lai của mình.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here